Chiều dày gạch Ceramic 300×600, 300×300, 400×400,… Đạt chuẩn?
Các tiêu chuẩn về chiều dày gạch Ceramic đã được quy định rõ ràng theo TCVN 6883:2001. Nó giúp đảm bảo chất lượng cao nhất cho các công trình. Vậy độ dày của gạch có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng công trình? Chiều dày từng kích thước là bao nhiêu? Mỗi vị trí ứng dụng cần lựa chọn độ dày như thế nào? Để giải đáp được những thắc mắc này hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Chiều dày gạch Ceramic là bao nhiêu?
Chiều dày gạch sẽ được thiết kế dựa vào diện tích bề mặt gạch. Bởi các loại gạch có kích thước càng lớn sẽ phải có độ dày càng cao để có thể chống chịu các tác động lực tốt hơn, giúp gạch không bị nứt vỡ.
Kích thước và chiều dày gạch được sản xuất theo tỷ lệ thuận
Theo chỉ tiêu kỹ thuật của TCVN (tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam) thì chỉ số chiều dày gạch Ceramic được áp dụng như sau:
– Gạch Ceramic có chiều dày tối thiểu là 5 mm, áp dụng cho các loại gạch có kích thước bé như 200×200 hoặc 300×300.
– Chiều dày gạch Ceramic 400×400 (mm) phải đạt 7,5 mm.
– Gạch Ceramic 500×500 (mm) có độ dày trong khoảng từ 8 đến 15 mm.
– Chiều dày gạch Ceramic 600×600 dao động từ 10 mm đến 18 mm.
– Chiều dày gạch ốp tường Ceramic 300×600 thường dao động trong khoảng từ 5mm đến 10mm.
Chiều dày gạch Ceramic có ảnh hưởng gì đến chất lượng?
Cùng với các chỉ số về độ mài mòn, chỉ tiêu cơ lý hóa, độ giãn nở… thì chiều dày cũng sẽ có những ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng, tuổi thọ của mỗi viên gạch. Bởi chiều dày gạch Ceramic sẽ chính là yếu tố tạo nên độ cứng, khả năng chịu lực, khả năng chống thấm cho gạch.
Độ cứng
Gạch Ceramic là dòng gạch được sản xuất bằng đất sét nung. Quá trình nung nóng sẽ đóng vai trò tạo độ dày và giúp tạo độ cứng cho gạch. Với thời gian nung nóng càng lâu, gạch sẽ càng dày và đạt độ cứng cao. Thông thường, các loại gạch lát nền thường được nung lâu hơn, nên đạt độ dày lớn, nâng cao chất lượng cho sàn nhà.
Khả năng chịu lực
Với các loại gạch có độ dày lớn, khả năng chịu áp lực của sản phẩm sẽ cao hơn. Từ đó, gạch sẽ đảm bảo không bị rạn nứt với các tác động lực từ ngoại cảnh.
Khả năng chống thấm
Độ dày của gạch cũng sẽ giúp cho các liên kết trong mao mạch gạch được chặt chẽ hơn. Từ đó, gạch sẽ có khả năng chống thấm cực tốt, đảm bảo thích nghi tốt với các khu vực thường xuyên ẩm ướt như khu ngoại thất, công trình phụ.
Từ đó, có thể thấy được vai trò quan trọng của chiều dày gạch đến chất lượng mỗi công trình. Do đó, đây cũng sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng cho các gia đình khi lựa chọn gạch ốp lát.
=> Tham khảo: Bảng so sánh gạch granite và gạch Ceramic đầy đủ, chi tiết nhất
Chọn độ dày gạch Ceramic theo vị trí ứng dụng
Vì độ dày có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực và độ cứng của mỗi sản phẩm. Do đó, các gia đình cần dựa vào tiêu chí này để chọn được mẫu gạch có chiều dày phù hợp với từng vị trí ứng dụng để đảm bảo chất lượng cao nhất cho công trình.
– Tại các không gian có mật độ đi lại cao như hành lang, khu bệnh viện, trường học, cầu thang bộ… cần lựa chọn các mẫu gạch có độ dày từ 12 mm trở lên.
Vị trí có mật độ đi lại cao nên lựa chọn loại gạch có độ dày lớn
– Với các vị trí ít tác động hơn như phòng khách, phòng ngủ… các bạn có thể chọn mẫu gạch với độ dày nhỏ hơn 10 mm.
Bài viết trên đây là tổng hợp các thông tin hữu ích nhất về việc lựa chọn, đánh giá chiều dày gạch Ceramic. Hi vọng qua bài viết, các gia đình sẽ có thể áp dụng, để chọn mẫu gạch phù hợp nhất cho công trình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ theo số hotline 0869.559.495 hoặc ghé qua showroom Big House tại số 97 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội để được nhân viên tư vấn trực tiếp và miễn phí.